Kinh tế - xã hội Bình_Thành,_Lấp_Vò

Sau giải phóng 30/4/1975, Đảng bộ Bình Thành tập trung xây dựng bộ máy chính quyền từ xã đến ấp, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang để giữ vững chính quyền, thiết lập an ninh, trật tự xã hội, ổn định đời sống ban đầu cho nhân dân, từng bước đi vào xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tình hình an ninh, trật tự xã hội cúa Bình Thành phức tạp, để đảm bảo cho người dân an tâm sản xuất, lực lượng quân sự nắm chắc và phân loại đối tượng hình sự chính trị, ngụy quân ngụy quyền và các tệ nạn khác, xã đội thường xuyên đảm bảo tốt cảc chế độ trực chỉ huy, trực thông tin từ trên xuống dưới, xã luôn có một trung đội du kích cơ động, ở ấp luôn có một tiểu đội dân quân, các đơn vị thường kết hợp với công an tuần tra, truy quét tội phạm hình sự và các vụ việc xảy ra trên địa bàn.

Năm 1975, xã Bình Thành có 1.864 hộ dân, 975 ha đất sản xuất, chủ yếu trồng được lúa một vụ, năng suất thấp, lượng thực thiếu thốn, cuộc sống người dân khó khăn, đời sống văn hóa tinh thần thấp, y tế yếu kém. Để giải quyết được nạn thiếu lương thực, xã đã huy động sức người, sức của tập trung làm thủy lợi, liên tục trong cảc năm 1976, 1977, 1978 dẫn nước tưới tiêu, tháo phèn để từ sản xuất lúa một vụ sang lúa hai vụ trong một năm.

Công tác thủy lợi của xã đi đầu trong toàn Huyện, trong năm 1985, xã đã huy động được 3.741 lượt lao động tham gia, thực hiện được 32 công trình, đã hoàn chỉnh mạng lưới thủy lợi cơ sở. Các ngành tiểu thủ công nghiệp đã đi vào hoạt động có nề nếp. Các hoạt động giáo dục cũng diễn ra sôi nối, số học sinh tăng cao, có một trường đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp tỉnh và hai trường đạt loại khá. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, tổ chức mạng lưới Đông, Tây y đều khắp nông thôn. Tình hình an ninh chính trị được đảm bảo, thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật trong trong nhân dân. Từ đó, xã Bình Thành đã nâng cao được một bước phảt tríến kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống vật chất và tinh thân của Nhân dân được nâng lên rõ rệt, tạo được lòng tin của Nhấn dân đôi với Đảng,

Tuy nhiên, trong giai đoan này, Bình Thành cũng đã gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nhất là cuối vụ hè thu 1989, nguyên nhân là do thực hiện bao cấp về vật tư và tiển vốn, nên tập thể không có khả năng đầu tư cho xã viên như trước. Vốn tích lũy của tập đoàn và hợp tảc xă rất ít, sự quản lý của hợp tảc xã và liên tập đoàn không đồng nhất vởi nhau, quản lý thủy nông không đảm bảo, thiếu chi phí sửa chữa mảy móc cũ, hư,... Nhận định tình hình khó khăn trên, Cấp ủy hỌp bàn thống nhất từ trong chi bộ đến cản bộ ngoài Đảng và ra đại hội xã đi đến quyết định: “Tiếp tục duy trì và đưa phong trào hợp tảc hóa đi lên thông qua sự hợp nhất lên hợp tảo xã toàn xã. Đồng thời, tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của công ty thuốc sảt trùng miền Nam ““bán thuốc trừ sâu trả chậm để làm vốn đầu tư cho sản xuất””. Từ đó hợp tảc xã làm ăn luôn mang lại hiệu quả và đứng vững. Song song đó, Cấp ủy luôn đặt công tảo thủy lợi lên hàng đầu, bằng phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm ”từ năm 1987-1991 xã đã huy động nhân lực thi công 19 công trình thủy lợi tạo nguồn và 200 công trình thủy lợi nội đồng.

Trong thời kỳ chuyển đối cơ chế từ tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý kinh tế thị trường theo định hưởng XHCN, trong khi nhiều địa phương khảo gặp khó khăn, nhất là sự khủng hoảng, tan rã của cảc Tập đoàn sản xuất, hợp tảc xã theo mô hình cũ thì xã Bình Thành vẫn vận dụng đúng đắn, sảng tạo cảc quan điểm đường lối đổi mới của Đảng, duy trì và củng cố vững chắc kinh tế hợp tác, tạo nên một xu thế tất yếu trên con đường đi lên sản xuất lởn XHCN.

Với những thành tích nổi bật, vượt trội và sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, năm 1990, Đảng bộ và Nhân dân xã Bình Thành vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới. Có 1 Mẹ Việt Nam anh hùng.

Năm 2015, được Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp công nhận đạt chuẩn “Xã nông thôn mới”.

Xã Bình Thành nằm ở phía tây - nam của huyện Lấp Vò, có chiều dài 13 km, vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế toàn diện cả nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Do tiếp giáp với 2 trung tâm kinh tế - chính trị lớn là thị trấn Lấp Vò và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, có Cụm Công nghiệp Vàm Cống, có Quốc lộ 80 và Quốc lộ 54 đi qua, có Bến phà Vàm Cống là đầu mối giao thông quan trọng để giao lưu kinh tế giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Với địa bàn dân cư tập trung đông đúc và là xã trọng điểm phức tạp về ANTT và TNXH như: mại dâm, ma túy, cờ bạc, thanh thiếu niên tụ tập đánh nhau càn quấy và các loại đối tượng tù trên tha về tái phạm tội. Từ đó, phát sinh nhiều loại hình tội phạm mới, hoạt động tinh vi hơn, phức tạp hơn. Nhưng với chủ trương đúng đắn kịp thời của Đảng bộ, sự chỉ đạo sâu sát trực tiếp của Huyện ủy, UBND huyện và sự phối hợp chặt chẽ với Công an huyện, các Ban, Ngành, Đoàn thể cùng với tinh thần ý chí cảnh giác của lực lượng Công an, đồng thời cũng nhờ sự ủng hộ tích cực của quần chúng nhân dân. Từ đó, tình hình ANCT ổn định, trật tự ATXH được giữ vững.

Có 2 Nhà máy chế biến thuỷ sản APA (QL80, ấp Bình Phú Quới) và Sao Mai IDI (Cụm công nghiệp Vàm Cống, ấp An Thạnh).

Có 1 Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Sao Mai Super Feed (Cụm công nghiệp Vàm Cống, ấp An Thạnh).

Giáo dục

Có 1 trường mẫu giáo, 3 trường tiểu học và 1 trường THCS:

  • Trường Mẫu Giáo Bình Thành
  • Trường TH Bình Thành 1
  • Trường TH Bình Thành 2
  • Trường TH Bình Thành 3
  • Trường THCS Bình Thành.

Y tế

Có trung tâm y tế xã tại Quốc Lộ 80 ấp Vĩnh Phú.